-
Xét ví dụ: SGK/ 96 – 97
(a) “Của”: quan hệ từ sở hữu.
(b) “Như”: quan hệ so sánh.
(c) “Bởi – nên”: cặp quan hệ từ nhân – quả.
- Nhận xét: Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả…giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
- Xét ví dụ
(1) Thơ của thiếu nhi
(2) Thơ cho thiếu nhi
(3) Thơ về thiếu nhi
- Phân tích
- Ở câu thứ (1) ta thấy thiếu nhi chính là đối tượng sáng tác thơ
- Câu (2) ta hiểu thơ là dành cho thiếu nhi
- Sang câu thứ (3), ta biết thơ viết về đề tài thiếu nhi
- Nhận xét: Các quan hệ từ có vai trò làm rõ nghĩa cho nội dung câu văn và đối tượng có liên quan
⇒ Câu văn trở nên ró nghĩa hơn khi có quan hệ từ.
- Xét ví dụ 1: SGK/ 97
- Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ
- Lòng tin của nhân dân.
- Nó đến trường bằng xe đạp.
- Viết một bài văn về phong cảnh hồ Tây.
- Làm việc ở nhà.
- Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ:
- Khuôn mặt của cô gái → Khuôn mặt cô gái.
- Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua → Cái tủ bằng gỗ mà anh mới mua.
- Giỏi về toán → Giỏi toán.
- Quyển sách đặt ở trên bàn → Quyển sách đặt trên bàn.
- Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ
- Nhận xét
- Có trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.
- Có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ . Đó là những trường hợp mà khi bỏ quan hệ từ đi thì câu văn vẫn hiểu được và không thay đổi về nghĩa.
- Ví dụ 2: SGK/ 97
(1) Nếu trời mưa thì tôi nghỉ học → Quan hệ điều kiện – kết quả
(2) Vì trời mưa nên tôi không đi học → Quan hệ nguyên nhân – kết quả
(3) Tuy trời mưa nhưng tôi vẫn đi học → Quan hệ nhượng bộ
(4) Hễ trời mưa thì tôi không đi học → Quan hệ điều kiện – kết quả
(5) Sở dĩ tôi không đi học là vì trời mưa → Quan hệ nguyên nhân
⇒ Có 1 số quan hệ từ được dùng thành cặp với những ý nghĩa quan hệ nhất định.
Ý kiến bạn đọc (0)